WiFi kết nối yếu không còn là nỗi lo với 11 tuyệt chiêu sau
Phần lớn người dùng mạng Internet hay gặp tình trạng WiFi kết nối yếu, có sóng nhưng không vào được mạng, đang làm việc trực tuyến thì kết nối bị gián đoạn, gây tâm lý bức bối, mất thời gian xử lý. Để dẹp tan tình trạng này, mời bạn đọc cùng TP-Link khám phá ngay 11 mẹo đơn giản khắc phục mạng yếu bất chấp mọi lý do ngay trong bài viết dưới đây.
WiFi kết nối yếu là vấn đề muôn thuở mà người dùng mạng đều gặp phải thường xuyên
Nội dung chính:
1. WiFi kết nối yếu và 6 cách tự khắc phục không phát sinh chi phí
1.1. Thay đổi vị trí đặt WiFi
1.2. Điều chỉnh hướng phát sóng
1.3. Kiểm tra chất lượng kết nối (Quality of Service)
1.4. Thay đổi kênh cho Router/Modem WiFi
1.5. Kiểm tra cài đặt các thiết bị kết nối WiFi
1.6. Thay đổi Server của DNS
2. WiFi kết nối yếu và 5 cách khắc phục cần đầu tư chi phí
2.1. Báo lỗi hoặc đổi nhà cung cấp mạng
2.2. Thay mới dây cáp mạng
2.3. Kiểm tra nguồn điện của Adapter
2.4. Điều chỉnh hoặc thay mới Router/Modem
2.5. Chọn cục phát WiFi hai băng tần
1. WiFi kết nối yếu và 6 cách tự khắc phục không phát sinh chi phí
Nếu bạn muốn tìm cách phát WiFi mạnh hơn mà không cần rút ví chi trả, thì 6 mẹo chữa cháy WiFi bị yếu sau đây chính xác là giải pháp bạn cần. Cùng TP-Link tìm hiểu ngay bạn nhé!
1.1. Thay đổi vị trí đặt WiFi
1- Nguyên nhân: Nếu bạn đặt cục phát WiFi hoặc Modem WiFi ở không đúng vị trí, tại những nơi có nhiều vật cản sẽ khiến cường độ tín hiệu sóng WiFi bị nhiễu làm cản trở quá trình truyền tải Internet đến các thiết bị điện tử.
Thay đổi vị trí để cục phát WiFi ở những nơi không có vật cản và cao ráo giúp sóng WiFi ổn định
2- Cách khắc phục: Bạn cần lựa chọn vị trí đặt WiFi trong nhà ở khu vực trung tâm, nơi cao ráo, mát mẻ, gần nơi làm việc và học tập, tránh xa nơi có thiết bị cùng băng tần và các vật kim loại. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo được tín hiệu phát đi mạnh và ổn định nhất.
Xem thêm: [Giải đáp] Có nên đặt WiFi trong phong ngủ?
1.2. Điều chỉnh hướng phát sóng
1- Nguyên nhân: Hai anten của cục phát WiFi bị lệch theo phương chéo và không vuông góc sẽ khiến WiFi kém không thể hoạt động mạnh và ổn định.
2- Cách khắc phục: Cách giúp sóng WiFi phát huy khả năng truyền tải tín hiệu Internet tối đa là để một an ten hướng lên trên và một anten hướng nằm ngang để tín hiệu WiFi truyền tốt theo cả phương ngang và phương dọc.
1.3. Kiểm tra chất lượng kết nối (Quality of Service)
1- Nguyên nhân: Khi có quá nhiều người cùng truy cập vào một thiết bị phát sóng WiFi, cũng giống như việc có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông trong cùng một làn đường, rất dễ gây tình trạng tắc nghẽn. Vấn đề này thường xuyên xảy ra với những hộ gia đình đông thành viên và luôn kết nối WiFi cùng lúc nhiều loại thiết bị như điện thoại, laptop, tivi,...
Quality of Service giúp kiểm tra chất lượng kết nối cho thiết bị phát sóng WiFi
2- Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra ngay phần cài đặt chất lượng kết nối (Quality of Service) trên Router WiFi. Chức năng này sẽ giúp giới hạn một băng thông nhất định cho một thiết bị cũng như một hoạt động cụ thể để tốc độ kết nối qua WiFi luôn ổn định. Hoặc bạn cũng có thể cài lại mật khẩu cho thiết bị WiFi giúp hạn chế những truy cập không xác định của những người bên ngoài.
1.4. Thay đổi kênh cho Router/Modem WiFi
1- Nguyên nhân: Tình trạng các công ty, nhà máy, các tòa nhà chọc trời mọc lên san sát khiến tình trạng nhiễu sóng WiFi xảy ra thường xuyên, đường truyền mạng gián đoạn cũng như kết nối WiFi yếu đi.
2- Cách khắc phục: Bạn cần thay đổi kênh Router WiFi hoặc Modem WiFi dù đa phần các Router mới sản xuất đều được thiết lập tính năng lựa chọn kênh kết nối tốt nhất. Ban chỉ cần truy cập vào trình duyệt web, nhập địa chỉ IP mặc định của Router WiFi theo dạng 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1.
Nếu hệ thống báo lỗi không truy cập được thì IP Router của bạn đã bị thay đổi. Để tìm IP truy cập Router đó bạn là như sau.
- Bước 1: Bạn ấn tổ hợp phím (Windows + R) gõ cmd và Enter.
- Bước 2: Cửa sổ Command Prompt hiện lên gõ ipconfig và Enter. Tại đây, địa chỉ IP của Router WiFi hoặc Modem WiFi xuất hiện.
Bạn tìm thấy ngay địa chỉ IP của Router Wifi ở giao diện Command Prompt
- Bước 3: Copy địa chỉ IP này lên trình duyệt Web và ấn Enter. Tại đây sẽ xuất hiện giao diện phần mềm quản lý của Router WiFi hoặc Modem WiFi. Bạn cần nhập User (tên đăng nhập) và Password (mật khẩu) để truy cập. Trường hợp bạn không nhớ hãy gọi điện trực tiếp đến nhà sản xuất để hỏi.
- Bước 4: Chọn mục Wireless -> Chọn Wireless Settings -> Tại mục Chanel chọn kênh 1, 6 hoặc 11.
Bạn lựa chọn kênh sóng 11 là kênh kết nối cho sóng WiFi mạnh nhất
1.5. Kiểm tra cài đặt các thiết bị kết nối WiFi
1- Nguyên nhân: Các thiết bị thường xuyên sử dụng kết nối WiFi như điện thoại, laptop, tivi,… thường xảy ra hiện tượng WiFi bị yếu do cấu hình lỗi, nhiễm phần mềm độc hại, lỗi DNS, bật tính năng cập nhật.
2 - Cách khắc phục:
- Cấu hình lỗi xảy ra khi có sự xung đột địa chỉ IP giữa Router WiFi và thiết bị kết nối mạng, khiến hai thiết bị không kết nối được với nhau.
- Virus, mã độc không rõ nguồn gốc tấn công vào thiết bị trong quá trình tải phần mềm/game khiến WiFi kết nối yếu đi, chập chờn. Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên chú ý cài ngay phần mềm diệt virus để quét toàn bộ hệ thống và ưu tiên tải game, phần mềm trên Store của hệ điều hành như CH Play, App Store, Windows App.
- Bật chế độ tiết kiệm pin sẽ khiến các ứng dụng không thể đảm bảo công suất hoạt động tối đa, trong đó có chế độ bắt sóng WiFi. Để tốc độ WiFi khôi phục, bạn cần vào mục cài đặt trên thiết bị và tắt chế độ tiết kiệm pin để khả năng bắt sóng WiFi của thiết bị điện tử ổn định hơn. Bên cạnh đó, đổi địa chỉ IP/DNS lên phiên bản mới hơn để tốc độ kết nối WiFi trở nên mượt mà.
- Lỗi DNS do hệ thống DNS của máy chủ không thể kết nối với thiết bị điện tử do lỗi server hoặc thiết bị vẫn dùng bản DNS cũ. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần đổi DNS trong phần Cài đặt -> mục Kết nối WiFi -> DHCP -> tĩnh -> Chọn DNS 1: 1.1.1.1 và DNS 2: 1.0.0.1 -> Lưu.
1.6. Thay đổi Server của DNS
1- Nguyên nhân: Dù bạn đang dùng gói cước của nhà mạng nào thì mọi kết nối đều phải được thông qua giao thức mạng máy tính DNS. Mỗi server của DNS lại được thông qua một đường dẫn để kết nối mọi máy tính khác nhau với máy chủ trên nền tảng Internet. Những đường dẫn này không phải lúc nào cũng ổn định và đạt khả năng truyền tải tối ưu khiến kết nối WiFi yếu đi.
2- Cách khắc phục: Bạn cần thay đổi Server của DNS để độ kết nối WiFi ổn định cũng như gia tăng tính bảo mật tối đa.
- Bước 1: Bạn ấn tìm Control Panel -> Chọn mục Network and Sharing Center. Tại đây, chọn Open Network and Sharing Center.
- Bước 2: Sau đó, bạn hãy nhấp vào Change adapter settings ở phía bên trái.
Bạn ấn vào biểu tượng WiFi trên màn hình laptop rồi chọn mục Open Network and Sharing Center
- Bước 3: Chọn tên Router WiFi đang sử dụng, click chuột phải vào và chọn Properties.
Bạn chọn tên thiết bị phát WiFi nhà bạn đang dùng rồi ấn chuột phải rồi chọn Properties.
- Bước 4: Chọn mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4). Sau đó chọn Properties.
Bạn chọn mục internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) và chọn Properties.
- Bước 5: Tại giao diện General, chọn Use the following DNS server addresses và điền địa chỉ IP tương ứng như dưới đây:
- Preferred DNS server: 208.67.222.222, 8.8.8.8 hoặc 1.1.1.1
- Alternate DNS server: 208.67.220.220
Điền địa chỉ IP tương ứng để làm mới DNS giúp gia tăng khả năng kết nối Internet tối đa
- Bước 6: Cuối cùng, bạn ấn SAVE để lưu tất cả các thiết lập để sử dụng một DNS mới với khả năng lướt web siêu nhanh.
2. WiFi kết nối yếu và 5 cách khắc phục cần đầu tư chi phí
Nếu đã thử 6 cách trên mà vẫn không khắc phục mạng yếu được, có lẽ bạn cần cần đầu tư chi phí để xử lý triệt để vấn đề. Cụ thể, bạn có thể đổi nhà cung cấp mạng, thay mới dây cáp, sử dụng nguồn điện khác, thay mới Router/Modem WiFi, mua cục phát 2 băng tần. Để theo dõi hướng dẫn chi tiết, mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây:
2.1. Báo lỗi hoặc đổi nhà cung cấp mạng
1- Nguyên nhân: Nhà mạng gặp sự cố kết nối đường truyền Internet không ổn định hoặc bạn truy cập trong giờ cao điểm từ 8h đến 5h chiều, Router bị giới hạn băng thông khi gần hết gói cước,... Hoặc những tai nạn ngoài ý muốn như do Router bị chuột cắn đứt dây, va quệt bên ngoài đường làm đứt dây cáp quang, đứt cáp quang biển AAG, hay chất lượng dịch vụ mạng Internet từ nhà cung cấp kém.
2- Cách khắc phục: Bạn cần gọi điện ngay tới nhà mạng để báo lỗi và yêu cầu sửa chữa. Nếu tình trạng vẫn không khả quan hơn, bạn nên đổi nhà cung cấp mạng.
2.2. Thay mới dây cáp mạng
1- Nguyên nhân: Nếu kết nối WiFi thông qua dây cáp giữa bộ định tuyến WiFi và máy tính, tình trạng dây cáp cũ, đứt sẽ làm chậm lại kết nối WiFi, ví dụ như cáp Cat-5.
2- Cách khắc phục: Nếu bạn đang dùng loại cáp Cat-5 hoặc cáp có dây bị hỏng, hãy thay mới ngay bằng CAT5E hoặc 6/6A/6E. Giá của các loại cáp này dao động khoảng 29.000 đồng/1m, 39.000 đồng/2m, 79.000 đồng/5m, chi phí khá hợp lý.
CAT5E giúp tốc độ kết nối WiFi trở nên mượt mà và ổn định hơn gấp nhiều lần so với cap cat5 cũ
2.3. Kiểm tra nguồn điện của Adapter
1- Nguyên nhân: Nguồn điện cung cấp cho bộ phát WiFi không đủ hoặc nguồn điện sụt áp do các hoạt động khác (ví dụ như sử dụng máy khoan, đồ gia dụng điện quá nhiều) cũng là lý do mạng yếu, chạy không ổn định.
2- Cách khắc phục: Để xử lý trường hợp này, bạn chỉ cần sử dụng máy đo điện áp để xem điện áp của Adapter có đang ở mức ổn định không. Chi phí đầu tư cho máy đo điện áp chỉ từ 100 đến 200.000 đồng.
2.4. Điều chỉnh hoặc thay mới Router/Modem
Nếu nghi ngờ WiFi yếu bất thường nằm ở Router/Modem WiFi, bạn nên kiểm tra và tiến hành điều chỉnh, hoặc thay mới các loại cục phát WiFi khác phù hợp hơn.
2.4.1. Khởi động lại, đổi mật khẩu hoặc thay mới Router/Modem đã cũ
1- Nguyên nhân: Nhiều thiết bị Modem/Router đời cũ, hoặc sử dụng trong thời gian quá dài, không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Cụ thể, lỗi kết nối đến từ linh kiện bị hao mòn hoạt động kém ổn định hoặc do quá nhiều thiết bị kết nối gây quá tải là những vấn đề Modem/Router cũ hay gặp phải khiến WiFi bắt sóng yếu
WiFi kết nối yếu do Modem/Router đã cũ bạn nên thay mới để có trải nghiệm kết nối mượt mà
2- Cách khắc phục: Bạn cần rút phích cắm thiết bị và tắt WiFi khoảng 2-3 phút, kế tiếp, khởi động lại bộ phát WiFi để kiểm tra lần nữa. Nếu vẫn không được, bạn nên gọi điện đến tổng đài để được tư vấn, hoặc hướng dẫn đổi mật khẩu Modem hoặc dựa trên tình trạng thực tế của Modem. Trong trường hợp không thể tự xử lý được, bạn nên đưa thiết bị đến trung tâm sửa chữa hoặc thay mới cục phát WiFi.
2.4.2. Thay mới Router/Modem có vùng phủ sóng hẹp
1- Nguyên nhân: Router/Modem có vùng phủ sóng hạn chế sẽ khiến những thiết bị ở xa cục phát WiFi nhận được kết nối yếu, không thể thực hiện các tác vụ chiếm nhiều dung lượng như xem phim, xem video, gọi điện trực tuyến…
2- Cách khắc phục: Trường hợp này, tốt nhất bạn nên thay mới và chọn các sản phẩm Router/Modem có vùng phủ sóng rộng hơn như Archer AX73; Archer AX20; Archer AX53 để đảm bảo mọi thiết bị trong gia đình đều có thể kết nối.
Router Wi-Fi 6 Băng Tần Kép Gigabit AX5400 giảm tắc nghẽn và tăng gấp 4 lần thông lượng trung bình
2.5. Chọn cục phát WiFi hai băng tần
1- Nguyên nhân: Không khó để nhận ra khu vực xung quanh nhà bạn được bao phủ bởi nhiều thiết bị phát WiFi từ những thương hiệu khác của những hộ gia đình lân cận. Do đó dễ xảy ra hiện tượng trùng kênh sóng khiến tín hiệu WiFi truyền đi giao thoa với nhau, làm cho mạng WiFi yếu chập chờn.
2- Cách khắc phục: Bạn nên chọn cục phát WiFi hai băng tần có khả năng tự động kiểm tra kênh sóng của bộ phát WiFi xung quanh, đồng thời tạo ra một kênh riêng biệt giúp mở rộng phạm vi phát sóng, khắc phục hoàn toàn tình trạng wifi full sóng nhưng yếu, bị chập chờn. Một số sản phẩm Router WiFi 2 băng tần của TP-Link bạn có thể tham khảo như Archer AX23; Archer AX55; Archer AX73;...
Công nghệ OFDMA của Archer AX55 tăng dung lượng lên 4 lần để cho phép truyền đồng thời đến nhiều thiết bị hơn
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc có ngay 11 mẹo đơn giản để khắc phục sự cố WiFi kết nối yếu đến từ rất nhiều lý do khác nhau. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu và tự thực hiện hiệu quả để có trải nghiệm kết nối đường truyền Internet ổn định và mượt mà. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn cần đơn vị tư vấn và hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH TP-Link Technologies Việt Nam
- Website: https://www.tp-link.com/vn/
- Hỗ trợ trực tuyến: https://community.tp-link.com
- Hotline:
- Phòng Kinh Doanh: (028) 66894777
- Hỗ Trợ Kỹ Thuật: (028) 62615079
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6, và sáng Thứ 7 trong giờ hành chính
- Fax: +84 8 62615046
Hoặc để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp các thắc mắc, câu hỏi sớm nhất.